Thế nào là điểm sàn, ngưỡng xét tuyển, điểm chuẩn?
Điểm sàn, ngưỡng xét tuyển và điểm chuẩn là gì? Đó là 03 thuật ngữ quan trọng và khác nhau như thế nào . Đây là từ ngữ sẽ được dùng phổ biến nhưng rất nhiều thí sinh và phụ huynh không hiểu dễn đến có thể dễ đến quyết định sai lệch khi nộp hồ sơ xét tuyển hay quyết định thay đổi nguyện vọng.
TUYỂN SINH QUÂN ĐỘI xin thông tin tới phụ huynh và học sinh hiểu và nắm được một số khái niệm để thuận tiện trong việc đăng ký xét tuyển đại học
NỘI DUNG CHÍNH
Điểm sàn là gì?
Điểm sàn : hay còn gọi là ngưỡng chất lượng đầu vào là ngưỡng tối thiểu mà các trường ĐH, Cao đẳng (trong đó có các Học viện, nhà trường Quân đội) làm cơ sở tuyển sinh, từ đó các trường không được phép tuyển thí sinh có kết quả thi thấp hơn ngưỡng chất lượng đầu vào.
Ví dụ:
- Điểm thí sinh + Điểm công ưu tiên mà nhỏ hơn điểm sàn thì thí sinh không được xét tuyển) và một lưu ý đó là điển sàn không áp dụng với học sinh xét tuyển bằng học bạ.
- Điểm sàn năm 2019 là 13 điểm, thì các trường không được phép tuyển thí sinh có điểm dưới 13 điểm. Và thí sinh nộp hồ sơ vào trường cũng không được các trưởng xét tuyển.
“Năm 2019, Dự kiến hội đồng điểm sàn sẽ họp vào ngày 11/7 – 12/7 để quyết định mức điểm sàn năm nay“ – Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết.

Ngưỡng xét tuyển là gì?
Ngưỡng xét tuyển: Là mức điểm các Trường Đại học, cao đẳng sẽ công bố trước ngày 15/07. Đây là mức điểm làm cơ sở thí sinh biết mình có đủ điều kiện để đăng ký nguyện vọng vào trường hay không. Từ đó quyết định thay đổi nguyện vọng hay không.
Ngưỡng xét tuyển luôn luôn lớn hơn hoặc bằng (>=) điểm sàn. Ví dụ ngưỡng xét tuyển một trường đưa ra là 18 tức là thí sinh có mức điểm dưới mức 18 thì không được xét tuyển vào trường.
Học sinh cần cẩn thận với ngưỡng xét tuyển các trường đưa ra vì nhiều trường đưa ra ngưỡng xét tuyển khá thấp trong khi điểm chuẩn thực tế lại cao hơn nhiều. Nhất là các trường top đầu.
Điểm chuẩn là gì?
Điểm chuẩn là mức điểm được đưa ra sau khi thí sinh đã chốt nguyện vọng (tức là sau khi hết hạn điều chỉnh nguyện vọng). Theo đó điểm chuẩn sẽ đưa được công bố chính thức sau khi các thí sinh đã biết điểm. Dựa vào mức điểm chuẩn để các thí sinh có thể biết được mình đỗ hay trượt Đại học, sau khi biết kết quả cần xem xét để đăng ký xét tuyển qua nguyện vọng 2 phù hợp với năng lực của bản thân.
Đối với trong tuyển sinh quân đội: Điểm chuẩn được tính theo số lượng từ trên xuống đủ chỉ tiêu quy định sẽ chốt điểm chuẩn, thí sinh nào có điểm thì bằng hoặc cao hơn điểm chuẩn thì sẽ trúng tuyển vào các Học viện, nhà trường quân đội và sẽ được nhập học để trở thành Sĩ quan quân đôi nhân dân Việt Nam.
Ví dụ: Điểm chuẩn của Học viện Biên phòng năm 2019 là 23 điểm, thì thí sinh nào có điểm từ 23 trở lên sẽ trúng tuyển vào Học viện Biên phòng
Điểm chuẩn và điểm sàn khác nhau như thế nào?
Ngoài thắc mắc: Điểm sàn là gì? thì nhiều thí sinh còn quan tâm đến vấn đề giữa điểm chuẩn và điểm sàn sẽ khác nhau như thế nào? Theo như quy định đưa ra thì các thí sinh phải có mức điểm thi bằng hay cao hơn mức điểm sàn khi đó mới tiến hành xét tuyển Nguyện vọng 1 cũng như nộp hồ sơ để tiến hành sơ tuyển Nguyện vọng 2 & 3.
Mức điểm sẽ giúp các trường đưa ra được định mức điểm xét tuyển bằng cách căn cứ vào chỉ tiêu và điểm thi của từng thí sinh. Từ mức điểm sàn quy định trước, bởi vậy mức điểm xét tuyển không được thấp hơn mức điểm sàn đã đưa ra. Điều này đồng nghĩa với điểm xét tuyển nguyện vọng sau sẽ không được thấp hơn điểm trúng tuyển nguyện vọng trước. Hầu hết các trường Đại học/ Cao đẳng trên cả nước mức điểm xét tuyển sẽ cao hơn mức điểm sàn.

Điểm chuẩn tức là mức điểm trúng tuyển vào từng trường/ từng ngành trên cả nước. Vì vậy, suy cho cùng thì điểm sàn sẽ được đánh giá là điều kiện cần, còn điểm trúng tuyển sẽ là điều kiện đủ. Theo quy định thì điểm trúng tuyển không được thấp hơn mức điểm sàn.
Bởi vậy, những thí sinh không trúng tuyển vào trường Đại học này nhưng điểm thi của bạn cao hơn điểm sàn và cao hơn hay bằng điểm của trường, nếu còn chỉ tiêu khi đó các bạn mới tiến hành xét tuyển nguyện vọng 2 và đủ điều kiện để nộp hồ sơ.
Thí sinh chỉ được nộp hồ sơ để xét tuyển nguyện vọng 2 và 3 khi không trúng tuyển nguyện vọng 2 nộp hồ sơ vào những trường đã tuyển nguyện vọng 2 nhưng còn thiếu chỉ tiêu.
Mức độ ảnh hưởng của điểm chuẩn và điểm sàn đối với thí sinh
Trường hợp nếu mức điểm thi của các thí sinh thấp hơn mức điểm chuẩn vào trường khi đó chắc chắn các em sẽ không trúng tuyển vào trường. Khi đó hướng tốt nhất là các thí sinh sẽ phải nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào một ngành nghề khác.
Theo đó, lúc này các thí sinh cần phải lưu ý đến điểm sàn, trường hợp điểm thấp hơn điểm sàn Đại học, thì chắc chắn một điều là các bạn không thể nộp tuyển vào hệ Đại học. Nếu như điển số của thí sinh trên điểm thi Đại học, khi đó các bạn sẽ có cơ hội để nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2 vào hệ Đại học. Hình thức xét tuyển này được áp dụng tương đường với hệ Cao đẳng.
Về nguyên tắc xác định điểm sàn phải đảm bảo được tất cả các trường Đại học/ Cao đẳng phải đạt đủ chỉ tiêu cũng như kết quả tuyển không được quá thấp để đảm bảo được chất lượng đầu vào. Ngoài ra, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng sẽ cân nhắc về số lượng thí sinh trên mức điểm sàn có sự cân đối giữa những loại hình trường đào tạo và giữa những khu vực khác nhau.
Thực hiện theo những nguyên tắc điểm chuẩn, điểm sàn thường thì mức điểm được xác định sao cho phù hợp với nguồn tuyển trung bình ở 4 khối A; B; C; D khoảng ở mức 200%. Đồng nghĩa với việc số thí sinh trên điểm sàn gấp đôi tổng chỉ tiêu tuyển sinh.
Hy vọng tất cả cả những thông tin mà TUYỂN SINH QUÂN ĐỘI cung cấp trên đã giúp các thí sinh hiểu được điểm sàn, điểm chuẩn là gì. Trước khi đăng ký ngành và trường đào tạo trong và ngoài quân đội các thí sinh cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, có thể hãy tham khảo thêm ý kiến của những người đi trước để đưa ra được quyết định đúng đắn.
Xem chi tiết: Điểm chuẩn các trường Quân đội năm 2019
So sánh điểm chuẩn quân đội các năm gần đây:
- Điểm chuẩn quân đội năm 2018
- Điểm chuẩn quân đội năm 2017
- Điểm chuẩn quân đội năm 2016