Súng bộ binh việt nam
Súng bộ binh việt nam

Súng bộ binh là gì

Súng bộ binh là những loại vũ khí có sức sát thương cao sử dụng cho lính bộ binh. Đặc điểm: có thể  vũ khí cá nhân hoặc tổ đội, được sản xuất với số lượng lớn.

Súng bộ binh trang bị cho Quân đội Việt Nam hiện nay

Súng bộ binh bao gồm: Súng ngắn, Súng trường, Súng tiểu liên, súng bắn tỉa, súng phóng lựu…

Súng Ngắn

Súng ngắn là một súng cầm tay có thể được giữ và sử dụng bằng một tay. Hai loại súng ngắn phổ biến nhất được sử dụng hiện nay là súng ngắn ổ quay và súng ngắn bán tự động (semi-auto).

Tìm hiểu các loại súng ngắn trang bị trong quân đội Việt Nam

Trong những ngày trước khi sản xuất hàng loạt, súng ngắn thường được coi là một biểu tượng của chức vụ, giống như một thanh kiếm. Vì chúng có tiện ích hạn chế và đắt hơn súng dài trong thời đại đó, súng ngắn chỉ được rất ít người có đủ khả năng mua chúng, mang theo bên người. Tuy nhiên, vào năm 1836, Samuel Colt đã cấp bằng sáng chế cho Colt Paterson, khẩu súng lục ổ quay được sản xuất hàng loạt thực tế đầu tiên. Nó có khả năng bắn 5 phát liên tiếp và rất nhanh trở thành vũ khí phòng thủ phổ biến, làm nảy sinh câu nói “Chúa tạo ra con người, nhưng Colt đã khiến họ ngang nhau”. Ngày nay, ở hầu hết thế giới, súng ngắn thường được coi là vũ khí tự vệ được sử dụng chủ yếu bởi cảnh sát và sĩ quan quân đội. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trên thế giới, súng ngắn cũng được phổ biến rộng rãi cho dân thường và thường được mang theo để tự vệ.

Các loại súng ngắn phổ biến: TT33, K67, PM, Stechkin APS (Liên Xô); Type-54/ K54, Type 59/ K59 (Trung Quốc); Walther PP (Đức); CZ 52, CZ83 (Tiệp Khắc), CZ 75 (Cộng Hòa Séc); M1911A1 (Hòa Kỳ);Jericho 941 (Israel); K14 (Việt Nam)

Súng Trường

(Theo Wikipedia) Súng trường (tiếng Anh: Rifle) là một loại súng cá nhân gọn nhẹ với nòng súng được chuốt rãnh xoắn, có báng súng và ốp lót tay hoàn chỉnh để phục vụ mục đích bắn điểm xạ. Rãnh xoắn này trong nòng súng được gọi là khương tuyến; khi bắn, viên đạn ép chặt vào thành nòng và miết vào khương tuyến này, biến dạng đồng thời tự xoay quanh trục nòng súng để tạo ra đường đạn ngoài sau khi bắn. Viên đạn sau khi thoát ra khỏi nòng sẽ xoáy mạnh trong không khí và tạo ra hiệu ứng khí động học giúp súng trường tầm bắn xa hơn hẳn so với các loại súng cổ như súng kíp hay súng hỏa mai. Từ “rifle” trong tiếng Anh cũng có nghĩa là “rãnh xoắn”, và một khẩu súng trường cũng được gọi là “a rifle gun”.

Súng trường là hỏa khí cá nhân cơ bản của mỗi người lính trên chiến trường hiện đại, chúng cũng góp phần chính yếu tạo nên màn hỏa lực của đơn vị bộ binh trên chiến trường. Hiện tại đa số quân đội các nước trên thế giới đều sử dụng súng trường như là vũ khí căn bản nhất trong bộ binh; ngoài ra, súng trường còn được sử dụng trong các mục đích khác như hành pháp, săn bắn hay thể thao.

Phân chia súng trường có các loại như sau:

  • AK-47, AKS, AKM, AKMS, CKC (Liên Xô/ Việt Nam), AK-103, AK-74, APS,
  • Mosin Nagant (K44),Type 56, AMD 65, Kbkg wz. 1960, Vz.58,
  • Galil ACE, Tavor TAR-21

13/11/1947 - Liên Xô hoàn tất công đoạn phát triển súng trường tấn công AK-47 - KhoaHoc.tv

  • AR-15, M61, CAR-15, FN FNC, M18, STV-215/380;

Súng tiểu liên

Súng tiểu liên là loại vũ khí cá nhân tầm gần, thuộc họ súng máy, cũng thuộc họ súng tự động tùy theo phân loại của các quốc gia. Tiểu liên có thể có tầm bắn lý thuyết lên đến 1.000 m (AK-47, M16) nhưng cự li sát thương có hiệu quả thường không quá 400 m, có loại chỉ 100 m (M3); cỡ nòng từ 5,56 mm (M16) đến 12 mm (M3), phổ biến nhất là hai cỡ nòng 5,56 mm (tiêu chuẩn NATO) và 7,62 mm (tiêu chuẩn khối Warszawa). Do cấu tạo trích khí gián tiếp hoặc trực tiếp để lùi khóa nòng phối hợp với lò xo đẩy đạn, lò xo hồi khóa nòng để nạp đạn tự động, tiểu liên có thể bắn từng phát hoặc bắn liên tục. Tốc độ bắn trong thử nghiệm súng có thể đạt 600 phát/phút. Tốc độ bắn trong thực tế chiến đấu khoảng 100 phát/phút. Hộp tiếp đạn có thể chứa từ 20 đến 40 viên. Một số loại tiểu liên cỡ lớn (AK-47) có thể lắp lưỡi lê để có thể giáp lá cà. Trong chiến đấu, tiểu liên tạo mật độ hỏa lực cao khi tấn công bằng cách bắn rải, bắn quét. Trong phòng ngự, tiểu liên phát huy độ chính xác khá cao khi bắn điểm xạ (2 đến 3 phát liên tục).

Phân chia súng tiểu liên có các loại phổ biến như sau:

PPSh-41, PPS-43, K-50M, Uzi

PM-63, MP5A3, MP5K, Škorpion vz. 61,

Phiên bản nâng cấp sâu của tiểu liên Uzi có gì đặc biệt?

Súng Bắn tỉa

Súng bắn tỉa (còn gọi là súng ngắm) là một loại súng trường chuyên dụng cho công việc bắn các mục tiêu ở khoảng cách xa với độ chính xác cao hơn bất kỳ loại súng cầm tay nào khác. Nó được sử dụng trong rất nhiều mục đích khác nhau nhưng thường là trong lĩnh vực quân sự hay thi hành công vụ. Nó được chế tạo với độ chính xác cao và thường được hỗ trợ bằng cách gắn các loại ống ngắm khác nhau. Hiện tại súng bắn tỉa là thuật ngữ thường dùng để chỉ những khẩu súng trường có độ chính xác cao và được gắn thêm một ống ngắm.

Bắn tỉa có vai trò khá cao trong lĩnh vực quân sự từ thế kỷ 18, nhưng những khẩu súng bắn tỉa thật sự chỉ mới được phát triển trong thời gian gần đây. Với các tiến bộ trong công nghệ như chế tạo các ống ngắm khác nhau và gia công một cách chính xác để tăng độ chuẩn xác khi bắn, đã giúp cho những binh lính được huấn luyện đặc biệt trong việc sử dụng các loại súng trường có thể bắn những phát đạn chuẩn xác hơn bất kỳ loại súng bình thường nào sử dụng trong quân đội. Súng bắn tỉa có nền là các loại súng trường xưa (với việc sử dụng khóa nòng trượt) nhưng được lắp thêm một ống ngắm để trở thành súng bắn tỉa.

Một số loại súng bắn tỉa phổ biến được trang bị:

SVD, Mosin Nagant,  Súng bắn tỉa hạng nặng 12,7mm Việt Nam, ORSIS T-5000, IWI Galatz, PSG-1, PSL

Sức mạnh súng trường bắn tỉa huyền thoại Dragunov SVD của Nga | VOV.VN
Súng máy 

Dùng súng máy 12 ly 7 bắn tên lửa hành trình Tomahawk: Quyết không được sợ

DShK, NSV: Súng máy hạng nặng 12,7mm

KPV:  Súng máy hạng nặng 14,5mm

PK/PKM : Súng máy đa chức năng 7.62mm

RPD, RPK: Súng máy cá nhân 7,62mm

RPK-74: Súng máy cá nhân 5.45 mm

K-67: Súng máy đa chức năng 7.62 mm ( Hay gọi kaf Đại Liên K67/ Trung Quốc)

FN Minimi: Súng máy cá nhân 5,56 mm

M2-HB: Súng máy hạng nặng 12,7mm

M60: Súng máy đa chức năng 7.62 mm

IMI Negev: Súng máy cá nhân 5,56mm (trang bị cho hải quân đánh bộ)

Súng chống tăng, Phóng lựu

RPG-7: Súng chống tăng B41

RPG-2: Súng chống tăng B40 (trang bị cho dân quân, lưu trữ)

M-72, RPG-29: Súng chống tăng

AGS-17: Súng phóng lựu tự động

DP-64: Súng phóng lựu chống mục tiêu ngầm (trang bị trên Tàu tuần tra cao tốc Mirage nhằm chống tàu ngầm và người nhái)

M79: Súng phóng lựu chống bộ binh

Mô hình đồ gá bắn kiểm tra hiệu chỉnh súng phóng lựu M79 - Giáo dục Việt Nam

M203: Súng phóng lựu (được lắp trên súng trường tấn công và súng carbine)

Milkor MGL: Súng phóng lựu ổ quay 6 viên, được tổng cục công nghiệp quốc phòng chế tạo theo mẫu của Nam Phi

MATADOR: Súng chống tăng vác vai 90 mm (trang bị cho Hải quân Đánh bộ)

Súng khác

MP-133, KS-23: Súng shotgun

LPO-50: Súng phun lửa

Xem súng phun lửa hoạt động dưới dạng 4K slow motion

Xem thêm:

TUYỂN SINH QUÂN ĐỘI/Tổng hợp

ads